Hội chứng “siêu mẫn cán”
Nhân viên văn phòng ở Thượng Hải - Ảnh: AFP |
TT - Mới 29 tuổi, Tôn Ninh Vũ phải từ bỏ vị trí trưởng phụ trách dự án tại một công ty quan hệ công chúng ở Bắc Kinh để tập trung chữa bệnh.
Vì dốc hết thời gian và sức lực cho công việc với mức lương 100.000 NDT một năm (tương đương 13.000 USD) mà cô mắc phải “hội chứng mệt mỏi kinh niên”, từ dùng để chỉ những người ngã bệnh do làm việc quá giờ. Ninh Vũ bị tiêu chảy, mê sảng và mất ngủ khi bệnh phát cách đây ba năm. “Tôi cảm thấy như hồn lìa khỏi xác, dù đã uống rất nhiều loại thuốc khác nhau” - cô than thở.
Ninh Vũ không phải là trường hợp duy nhất bị cuốn vào công việc đến kiệt sức. Một khảo sát của ĐH Sư phạm Bắc Kinh thực hiện tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến và Quảng Châu cho thấy 70% số nhân viên văn phòng làm việc hơn mười giờ mỗi ngày, hầu như không nghỉ ngày nào trong tuần, ăn uống thất thường và thiếu ngủ. Những người này được báo chí đặt biệt danh “siêu mẫn cán”, vì làm việc nhiều hơn cả những hình mẫu làm việc chăm chỉ tiêu biểu của Trung Quốc. Điểm chung của họ là sở hữu một tấm bằng đại học, một công việc tốt với mức lương hậu hĩnh, và chỉ chúi mũi vào công việc.
“Trong hai năm qua, tôi chưa bao giờ rời công ty trước 10 giờ đêm” - Vương Phương, nhân viên một công ty quảng cáo đa quốc gia tại Quảng Châu, kể. Ngay cả cánh taxi cũng biết rõ giờ giấc của những nhân viên trong cao ốc nơi anh làm việc. “Họ thường chờ thành một hàng dài dưới cửa công ty vào khoảng 11 giờ tối”.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến các nhân viên này làm việc “bán sống bán chết”, nhưng cuộc khảo sát trên tập trung vào ba lý do chính. Đó là làm việc quá giờ một cách tự nguyện (để được trả thêm tiền và nhanh chóng tiến thân), làm việc quá giờ một cách miễn cưỡng (vì công việc quá nhiều, phải ở lại đến tối để làm cho xong), và áp lực “người ta làm, tôi cũng phải làm”.
Ở đất nước có lực lượng lao động dồi dào như Trung Quốc, kiếm được một việc làm đã khó, giữ được chỗ làm và thăng tiến càng khó hơn. Triệu Tinh, trợ lý giám đốc một công ty quảng cáo ở Bắc Kinh, cho biết cách duy nhất để được sếp chú ý là tiếp tục ở lại công ty khi đã hết giờ làm việc, nếu không sẽ khó lòng có cơ hội thăng tiến.
Chưa kể khó tìm được bạn đời vì dành hết thời gian cho công việc, những người “siêu mẫn cán” còn đối mặt với rất nhiều rủi ro về sức khỏe. Nghiêm trọng hơn, có người phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Luật lao động Trung Quốc qui định người được tuyển dụng không làm quá tám giờ/ngày, nếu làm thêm cũng chỉ thêm tối đa ba giờ/ngày và không quá 36 giờ/tháng. Tuy nhiên, luật không thể ngăn các nhân viên lao vào làm việc bất kể giờ giấc, và trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, xu hướng này chỉ tăng chứ không giảm.
Điều mà những nhân viên mẫn cán này không nhận thức được là nếu làm việc quá sức trong những năm đầu, họ sẽ chóng cạn dần năng lượng. “Nhiều người làm việc miệt mài nhưng vẫn không thấy được thưởng công. Họ nghĩ rằng mình làm việc chưa đủ chăm chỉ, nên càng lao vào làm việc điên cuồng hơn” - chuyên viên tư vấn nghề nghiệp Cử Ninh giải thích. Ông khuyến cáo những nhân viên văn phòng khi không được thăng tiến nên biết đánh giá khách quan lý do chứ không nên đổ lỗi mình chưa làm việc hết sức.
Điều quan trọng hơn là bản thân những người này phải tự biết đâu là giới hạn và dừng lại trước khi trở thành nạn nhân của cơn cuồng việc của chính mình.
THANH TRÚC (Theo China Daily)
Hiệp hội Chăm sóc sức khỏe Trung Quốc cho biết mười biểu hiện của triệu chứng làm việc quá giờ: bụng to, rụng tóc, thường xuyên đi vệ sinh, suy yếu khả năng tình dục, giảm trí nhớ, dễ mất tập trung, hay nóng giận, mất ngủ, đau đầu và không thể làm các phép tính đơn giản. Khi hỏi 60 nhân viên trong một công ty ở công viên liên doanh quốc tế Thượng Địa (Bắc Kinh), có 48 người cho biết mắc các triệu chứng trên, nhưng hơn một nửa không có thời gian đi khám bệnh. |
5 comments:
Hix, so qua! Co' khi na`o... (PA ko da'm nghi~ tiep)
I'll copy this article to my blog to bear it in mind and try to avoid it :D
em thay may nguoi nay bi exploited thi dung hon, ma sao kg ai viet 1 bai tuong tu cho VN nhi? VN cung vay ma!
Ac...tui se ko bao gio co benh nay...Benh luoi trien mien thi co :))
@PA: Hic, lam o U chac la bi do, hard-working wa ma, hehe.
@HP: Cai nay chi post la de nhac nho moi nguoi o VN do em, nhat la "phe ta", hic hic.
@PV: Thiet ko, giac mo lam "dai gia" dau roi?
eh ma`y, tao thay may trieu chung nay tao co gan het. --> chac chi't wa'
Post a Comment